[Chuyện Mùa Paralympics] Kình Ngư Bích Như : Không Có Việc Gì Khó Chỉ Sợ Lòng Không Bền !

Bảo Hân
Đăng ngày 23/08/2021
510 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Sau những màn tranh tài kịch liệt và sôi nổi của Thế Vận Hội Tokyo vừa qua, người hâm mộ thể thao chắc hẳn cũng háo hức không ngừng chuẩn bị đón xem các trận đấu giữa những anh tài tại Palympic Tokyo, sự kiện thể thao sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến ngày 5/9.

Đoàn TTVN người khuyết tật với sự góp mặt của 15 VĐV đã chính thức di chuyển sang Nhật Bản vào tối ngày 19/8. Trong những ngày trước thi đấu, VĐV sẽ tập luyện và làm quen với khu vực thi đấu của BTC Nhật Bản.

Trịnh Thị Bích như cho biết cô vô cùng háo hức khi được tham gia tranh tài tại Paralympics Tokyo lần này, đây là lần thứ ba kình ngư có mặt tại sân chơi thể thao quốc tế giành cho người khuyết tật. "Tôi vô cùng hăm hở trong giai đoạn chuẩn bị thi đấu cho Paralympics Tokyo. Tôi sẽ tham gia tranh tài ở bốn nội dung, bao gồm nội dung tự do 50 mét, bơi bướm 50 mét, bơi ếch 100 mét và hỗn hợp 200 mét.", Như trả lời tờ báo Việt Nam News, "Đây là lần thứ ba tôi có mặt tại Paralympics. Tôi sẽ cố gắng hết sức để có được kết quả tốt nhất."

VĐV bơi Trịnh Thị Bích Như tại Trung tâm tập huấn thể thao Đà Nẵng. (Ảnh: Việt Nam News)

Hành trình vượt khó của Bích Như

Lúc chào đời, Bích Như là một bé gái khỏe mạnh, nhưng cơn sốt cao vào lúc 3 tuổi của cô đã làm cho đôi chân của cô bất động, dần dần teo lại và trở nên bại liệt. Từ đó, việc đi lại của Như gặp nhiều khó khăn và phải nhờ vào sự giúp đỡ của bố mẹ.

Khi trưởng thành, Như mong muốn bố mẹ cho mình đến trường học hành cùng các bạn cùng trang lứa, nhưng họ đã từ chối vì sự bận rộn kiếm miếng cơm manh áo trên ruộng đồng hằng ngày. Một thời gian sau đó, Như đã học bơi và thuyết phục bố cô cho cô đến trường bằng bè. Cảm động bởi nguồn năng lượng tích cực của con gái, ông Trịnh Văn Bảy đã đồng ý đưa con gái đến trường.

Những ngày cắp sách đến trường đối với Như vô cùng khó khăn, cô phải đối mặt với những ánh nhìn kỳ lạ từ các bạn học cùng trang lứa. Mặc cho những khó khăn vây quanh, không có gì có thể quật ngã ý chí kiên cường của cô gái khuyết tật này. Tuy nhiên, sau khi kết thúc tiểu học, Như buộc phải bỏ học giữa chừng do trường học cách nhà quá xa.

Sau khi chia tay với trường học, mặc dù tuổi đời còn khá nhỏ, nhưng cô gái đến từ Kiên Giang này đã ý thức được sự cực khổ của bố mẹ, cô quyết định tìm kiếm các công việc bán thời gian để phục giúp gia đình với đồng lương ít ỏi 150.000 đồng/ tháng.

Quyết tâm "không đầu hàng số phận" của Như đã đưa cô đến quyết định rời khỏi quê nhà lên thành phố để lập nghiệp. Sau hai năm thuyết phục gia đình, cô đã thành công và di chuyển ra thành phố Hồ Chí Minh. "Cái ngày mà tôi rời khỏi, bố mẹ tôi khóc rất nhiều. Tôi yêu họ lắm nhưng tôi đã quyết định rời gia đình để phát triển và tôi sẽ không bỏ cuộc," Như cho biết.

Ở nơi đô thị phồn hoa này, Như đã đăng ký học may tại một trung tâm dành cho người khuyết tật. Vì không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình mình, cô gái "thép" vừa học vừa làm, những ngày tháng vất vả khiến cô gái đôi khi phải thức đến 3 giờ sáng để kiếm thêm một ít tiền trang trải cho cuộc sống của bản thân.

Từ thợ may đến quán quân bơi

Những năm đầu tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều lúc nỗi nhớ nhà đã "quật ngã" sự kiên cường của Như, « Thỉnh thoảng, tôi làm việc rất vất vả nhưng vẫn không kiếm được bao nhiêu tiền. Tôi nhớ nhà, nhớ ba mẹ. Tôi khóc một mình và chỉ muốn về lại quê nhà.", Như nói.

Nhưng những khó khăn trong cuộc sống không hề đánh bại Như. Một ngày nọ, cô gái khuyết tật đã nhận lời mời của bạn bè đến hồ bơi để thư giãn. Đến hồ bơi, tâm trạng của Như vừa mừng lại vừa lo, lo sợ người khác nhìn thấy đôi chân tật nguyền của mình. Nhưng sự tình cờ đến hồ bơi này đã giúp cô gái làm quen HLV Phạm Đình Minh. Thấy được tài năng của cô, HLV đã chấp nhận huấn luyện người học trò này.

Sau đó, tài năng của Như đã « bắt mắt » HLV đội bơi khuyết tật quốc gia Đổng Quốc Cường. Từ đó, cuộc đời của cô gái bất hạnh này đã bước sang một trang mới.

Với sự chăm chỉ của mình, Như thường xuyên đến sân vận động Tân Bình tập luyện trên chiếc xe lăn của mình. Sự bất hạnh và các cơn đau liên tục trong tập luyện vẫn không thể làm nản lòng cô, bởi Như thừa biết bơi lội là cơ hội duy nhất mang lại một cuộc sống « thực » cho mình.

Áo bơi làm Như ngại hơn khi phải lộ đôi chân khiếm khuyết của mình. (Ảnh: BBC)

Những năm tháng tập luyện chăm chỉ đã giúp Như gặt hái nhiều thành quả nổi bật : HCV và HCB tại giải Vô Địch Quốc Gia cho người khuyết tật tại Đà Nẵng 2010 ; HCV nội dung bơi tự do nữ 50 mét tại ASEAN Para Games 2011; HCB tại giải Vô Địch Thế Giới 2013; và tại mùa giải Vô địch Châu Á, kình ngư xuất sắc giành 3 HCB vào năm 2014 và 3 HCB năm 2018. Tính cho đến nay, Bích Như là VĐV giữ nhiều huy chương và kỷ lục nhất tại các giải ASEAN Para Games và những sự kiện trong nước.

Kình ngư Bích Ngư với chiếc huy chương vàng tại ASEAN Para Games 2017. (Ảnh: Việt Nam News)

Cuộc sống hạnh phúc và viên mãn

Sự nỗ lực không ngừng và tinh thần vượt khó đã giúp kình ngư Bích Như vươn tới nhiều điều kỳ diệu trong cuộc sống. Bơi lội không chỉ là nguồn động viên cho cô và gia đình mà còn là nơi kéo sợi duyên tơ hồng cho cô với nhà điêu khắc Đỗ Viết Thạch.

Mặc dù gia đình hai bên ngăn cản đôi lứa đến với nhau với lý do đôi trẻ khuyết tật khó có thể chăm sóc lẫn nhau. Tuy nhiên, sau nỗ lực hai năm nỗ lực của đôi trẻ, gia đình hai họ cũng đã đồng ý đám cưới của Như và Thạch.

Cô dâu Bích Như và chú rể Viết Thạch trong ngày cưới. (Ảnh: Việt Nam News)

Trong tình trạng diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, cuộc sống hai vợ chồng Như trở nên chật vật hơn bởi Thạch thất nghiệp và cả thành phố đang phải chống chọi với dịch bệnh. Song, Như cho biết cô sẽ dùng kết quả thi đấu tốt nhất tại Paralympics Tokyo để chứng tỏ sự quan tâm và tình yêu dành cho chồng mình.

Hãy cùng cổ vũ cho kình ngư Bích Như trong những ngày thi đấu sắp tới nào !!!!

Lịch thi đấu dự kiến của Đoàn thể thao NKT việt Nam tại Paralympic Tokyo 2020

Ngày
Môn
Giờ
Nội dung
VĐV
25/8Bơi9h00-11h4550 Tự do S6 (vòng loại)Trịnh Thị Bích Như
200 Tự do S5 (vòng loại)Võ Thanh Tùng
17h00-21h0550 Tự do S6 (chung kết)Trịnh Thị Bích Như
200 Tự do S6 (chung kết)Võ Thanh Tùng
26/8Cử tạ11h00-14h0049 kg NamLê Văn Công
Bơi9h00-11h25100 Tự do S5 (vòng loại)Võ Thanh Tùng
200 Hỗn hợp SM6 (vòng loại)Trịnh Thị Bích Như
17h00-21h45100 Tự do S5 (chung kết)Võ Thanh Tùng
200 Hỗn hợp SM6 (chung kết)Trịnh Thị Bích Như
27/8Bơi9h00-11h1050 Bướm S5 (vòng loại)Võ Thanh Tùng
17h00-20h4550 Bướm S5 (chung kết)Võ Thanh Tùng
Cử tạ16h30-19h5055 kg NữChâu Hoàng Tuyết Loan
28/8Điền kinh9h00-12h50Ném đĩa F57 nữ (chung kết)Nguyễn Thị Hải
Ném lao F57 nam (chung kết)Cao Ngọc Hùng
Bơi9h00-11h35100 m Ếch nam SB5 (vòng loại)Đỗ Thanh Hải
100 m Ếch nữ SB5 (vòng loại) Trịnh Thị Bích Như
17h00-20h45100 m Ếch nam SB5 (chung kết)Đỗ Thanh Hải
100 m Ếch nữ SB5 (chung kết) Trịnh Thị Bích Như
30/8Bơi9h00-11h3550 Bướm nữ S6 (vòng loại)Trịnh Thị Bích Như
50 Ngửa Nam S5 (vòng loại)Võ Thanh Tùng
17h00-20h4550 Bướm nữ S6 (chung kết)Trịnh Thị Bích Như
50 Ngửa Nam S5 (chung kết)Võ Thanh Tùng
1/9Bơi9h00-11h3550 TD nam S5 (vòng loại)Võ Thanh Tùng
17h00-20h4550 TD nam S5 (chung kết)Võ Thanh Tùng
2/9Điền kinh9h30-12h55Đẩy tạ nữ F57 (chung kết)Nguyễn Thị Hải


Theo Báo Lao Động và Việt Nam News.